Kỹ thuật trồng hành baro trong thùng xốp.
Ngoài việc được dùng để chế biến món ăn thì hành baro (tỏi tây) còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh viêm mãn tính, bảo vệ mạch máu, giúp lợi tiểu, chống ung thư dạ dày, ruột, giúp thải độc thận…
1. Dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hành baro. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Hành baro có thể trồng quanh năm nhưng thời vụ trồng tỏi tây thích hợp nhất là vào tháng 2 – 3 và tháng 9 – 10.
Đất trồng
Đất trồng tỏi tây phải giàu mùn, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước và giữa ẩm tốt… Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
2. Chọn giống và trồng cây
Hành baro được gieo bằng hạt sau đó nhổ cây con đem trồng. Cũng có thể dùng nhánh để trồng. Hạt giống tỏi tây nảy mầm ở điều kiện nhiệt độ thấp khoảng 15 – 17 độ C. Vì vậy, nếu gặp nhiệt độ cao khi ngâm ủ giống thì cần xử lý hạt giống trước khi gieo bằng cách ngâm trong nước 3 – 4 giờ sau đó vớt ra để ráo, bọc vào miếng vải ẩm để trong tủ mát. Thời gian ủ hạt và tưới ẩm thường kéo dài 4 – 5 ngày, khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
Gieo hạt giống tỏi tây lên mặt đất, sau đó rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều luống và tưới ẩm. Chú ý cần phải tưới đều đặn 1 – 2 lần/ngày, đảm bảo đất luôn ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm.
Hạt giống sau khi gieo từ 25 – 30 ngày sẽ mọc 2 – 3 lá cần tỉa bớt những cây không đạt tiêu chuẩn, cây phát triển kém, sau đó mang ra trồng.
Trước khi nhổ cây ươm ra trồng khoảng 1 tuần cần hạn chế tưới nước, hòa loãng phân kali với nước phun cho cây con để giúp cây được cứng cáp khi nhổ trồng. Nên trồng cây vào buổi chiều mát và trồng theo khoảng cách mỗi cây và mỗi hàng cách nhau từ 8 – 10cm. Sau khi trồng cần phủ trấu hoặc rơm rạ lên luống để giữ ẩm.
Hành baro được gieo bằng hạt sau đó nhổ cây con đem trồng. Cũng có thể dùng nhánh để trồng. Hạt giống tỏi tây nảy mầm ở điều kiện nhiệt độ thấp khoảng 15 – 17 độ C. Vì vậy, nếu gặp nhiệt độ cao khi ngâm ủ giống thì cần xử lý hạt giống trước khi gieo bằng cách ngâm trong nước 3 – 4 giờ sau đó vớt ra để ráo, bọc vào miếng vải ẩm để trong tủ mát. Thời gian ủ hạt và tưới ẩm thường kéo dài 4 – 5 ngày, khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
Gieo hạt giống tỏi tây lên mặt đất, sau đó rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều luống và tưới ẩm. Chú ý cần phải tưới đều đặn 1 – 2 lần/ngày, đảm bảo đất luôn ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm.
Hạt giống sau khi gieo từ 25 – 30 ngày sẽ mọc 2 – 3 lá cần tỉa bớt những cây không đạt tiêu chuẩn, cây phát triển kém, sau đó mang ra trồng.
Trước khi nhổ cây ươm ra trồng khoảng 1 tuần cần hạn chế tưới nước, hòa loãng phân kali với nước phun cho cây con để giúp cây được cứng cáp khi nhổ trồng. Nên trồng cây vào buổi chiều mát và trồng theo khoảng cách mỗi cây và mỗi hàng cách nhau từ 8 – 10cm. Sau khi trồng cần phủ trấu hoặc rơm rạ lên luống để giữ ẩm.
3. Chăm sóc
Hành baro là loại cây ưa ẩm nên phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây. Trong giai đoạn cây còn nhỏ, chú ý làm cỏ, vun xới kết hợp bón thúc cho cây hành baro phát triển thuận lợi.
Cây tỏi tây không cần bón phân nhiều vì sẽ làm cây dễ bị cháy lá. Bón thúc cho tỏi tây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế, phân gà… khoảng 3 – 5 đợt, mỗi đợt cách nhau 15 ngày.
4. Thu hoạch
Sau khoảng 2 – 3 tháng sau khi gieo trồng là hành baro sẽ cho thu hoạch.
Aquafarm tổng hợp.