Cách trồng và chăm sóc tỏi tại nhà đơn giản.
Ngoài là gia vị hàng ngày trong mỗi bữa ăn, tỏi còn có tác dụng điều trị ung thư, chữa cảm cúm, thấp khớp, trị mụn, đuổi muỗi…
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng tỏi. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng
Tỏi ưa phát triển ở đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước và có độ pH từ 6-6,5. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…
Chọn giống
Tỏi giống nên chọn loại tỏi sạch để tránh dính hóa chất. Chọn củ tỏi có tép tỏi lớn, cứng do mỗi tép tỏi sẽ mọc lên một cây mới. Tránh chọn loại giống có tép tỏi bé, bị vỡ hay lép.
2. Trồng tỏi
Trồng mỗi nhánh tỏi sâu khoảng 5cm xuống đất. Lưu ý: Đặt tỏi theo hướng đầu bên trên, rễ ở dưới để sau tỏi nhú mầm lên trên mặt đất. Mỗi tép tỏi được trồng nên cách nhau khoảng 8-10cm để chúng được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu trồng trong chậu diện tích có hạn, bạn hoàn toàn có thể thu hẹp khoảng cách này lại, nhưng nhớ là không nên trồng quá dày.
Sau khi trồng, dùng rơm, cỏ khô hoặc lá mục phủ lên trên để giữ ấm cho giống.
Cần đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước đầy đủ để rễ phát triển.
3. Chăm sóc
Khi mới trồng, cần tưới nước đủ ẩm để rễ phát triển. Đến khi cây đã nhú mầm thì chỉ cần tưới 1 tuần/lần nếu trời không có mưa.
Khi cây tỏi cao được khoảng 10cm, tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân chim, phân dê… Sau đó cứ khoảng 1 tháng tiến hành bón 1 đợt. Mỗi lần bón kết hoặc xới đất, làm cỏ.
4. Thu hoạch
Nếu bạn muốn thu hoạch lá thì cây tỏi cao khoảng 20cm thì lấy kéo cắt và trừ khoảng gốc 4cm để tỏi có thể tiếp tục lên.
Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125-130 ngày lúc lá đã già, gần khô. Nhổ củ, giũ sạch đất bó thành chùm, treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo quản.
Aquafarm tổng hợp.